Khởi nghiệp từ văn hóa truyền thống dân tộc

Cuộc thi Startup Kite 2021: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thời đại 4.0 do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc UNFPA đã phát động.

Tại vòng bán kết Startup Kite 2021, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Điện Biên tham dự cuộc thi với 02 dự án “DTEC – Gìn giữ nghề thêu truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên” và dự án “Ứng dụng du lịch kết nối – về nguồn Điện Biên phục vụ người lớn tuổi, cựu chiến binh (app Truly DienBien)”. Với mục tiêu 2 dự án đều hướng tới việc gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc của Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên nói riêng. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá về tiền năng du lịch, văn hóa, con người Điện Biên với bạn bè trong nước và Quốc tế.

Lò Thị Chiêm – thành viên nhóm dự án Ứng dụng du lịch kết nối – về nguồn Điện Biên phục vụ người lớn tuổi, cựu chiến binh (app Truly DienBien)” cho biết: Điện Biên là một tỉnh miền núi xa xôi, giao thông đi lại chưa thuận tiện, cơ hội để du khách đến thăm Điện Biên, đặc biệt là du khách lớn tuổi, cựu chiến binh rất khó khăn. Dự án “Ứng dụng du lịch kết nối – về nguồn Điện Biên phục vụ người lớn tuổi, cựu chiến binh (app Truly DienBien” sẽ giới thiệu, kết nối với những người lớn tuổi, cựu chiến binh khó có cơ hội đến thăm trực tiếp Điện Biên có thể ngồi tại nhà và ngắm nhìn những di sản văn hóa đó, tạo cảm giác như đang đi tham quan thực tế khu di tích hoặc có những trải nghiệm thực tế với những hoạt động ý nghĩa mang tính nhân văn kết nối với các cựu chiến binh tại Điện Biên với các cựu chiến binh tại tỉnh bạn.

Khởi nghiệp từ văn hóa truyền thống dân tộc
ác thành viên nhóm dư án “Ứng dụng du lịch kết nối – về nguồn Điện Biên phục vụ người lớn tuổi, cựu chiến binh

(app Truly DienBien)” thuyết trình tại Hội thi

“Để sử dụng, khách du lịch có thể tải ứng dụng trên App Store dành cho hệ điều hành iOS hoặc CH Play dành cho hệ điều hành Android (sẽ bao gồm 2 phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh) hoặc trải nghiệm trực tiếp trên website venguondienbien.vn phiên bản tiếng Việt hay trulydienbien.com phiên bản tiếng Anh”. Em Lò Duy Hùng, một thành viên khác của nhóm chia sẻ.

Với momg muốn gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc, đồng thời, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của dân tộc tới người tiêu dùng trong và ngoài nước các em HSSV nữ dân tộc thiểu số của Trường đã xây dựng dự án “DTEC – Gìn giữ nghề thêu truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên”.

Khởi nghiệp từ văn hóa truyền thống dân tộc
Tranh thủ những giờ nghỉ các thành viên của nhóm “DTEC – Gìn giữ nghề thêu truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên” tạo ra sản phẩm mang đặc trưng của từng dân tộc

Mùa Thị Liên- nữ dân tộc HMông thành viên nhóm cho biết: Hiện nay các sản phẩm thêu tay truyền thống ngày một ít và nghề thêu truyền thống của các dân tộc thiểu số đang dần bị mai một, người biết thêu truyền thống ngày càng ít, chủ yếu là người lớn tuổi. Các bạn trẻ chỉ có số ít là biết thêu, nhưng chỉ thêu hoa văn, họa tiết đơn giản trên trang phục và do bà hoặc mẹ phác thảo nét vẽ, số còn lại là không biết thêu nên nhóm đã có ý tưởng phải gìn giữ nghề thêu truyền thống của chính dân tộc mình. Điểm khác biệt về sản phẩm của dự án, là sản phẩm thêu tay truyền thống, làm thủ công tỉ mỉ, các họa tiết, hoa văn thể hiện nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc như Mông, Thái, Dao, Dạo, Hoa…Các nguyên liệu thêu thân thiện với môi trường: vải tự dệt, màu chỉ là màu của cây, hoa rừng.

Khởi nghiệp từ văn hóa truyền thống dân tộc
Sản phẩm của “DTEC – Gìn giữ nghề thêu truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên” đừng nhiều người

tiêu dùng yêu thích lựa chọn

“Dự án không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn nghề thêu truyền thống của các dân tộc tỉnh Điện Biên cho các bạn HSSV nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo đang học tại trường mà dự án sẽ mở rộng quy mô và tạo việc làm thêm và tăng thu nhập cho những phụ nữ dân tộc nghèo biết thêu trên địa bàn tỉnh. Trong 4 tháng thực hiện dự án, nhóm đã bán được hàng trăm sản phẩm ra thị trường. Các sản phẩm của dự án được khách hàng phản hồi khá tích cực và mong muốn có nhiều sản phẩm đa dang, phong phú về mẫu mã”. Trưởng nhóm Quàng Thị Hím chia sẻ.